Khái niệm phúc đáp? Cách soạn thảo công văn phúc đáp?

31/08/2022

Phúc đáp là gì? Công văn phúc đáp là gì? Phương pháp soạn thảo công văn phúc đáp? Để trả lời những câu hỏi trên, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Phúc đáp là gì?

Phúc đáp là việc trả lời qua thư tín, công văn một số câu hỏi do chủ thể có thẩm quyền đưa ra hoặc đặt ra đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ, chức năng của mình.

Tìm hiểu chung về công văn phúc đáp

Công văn phúc đáp là gì?

Công văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức ban hành nhằm trả lời một/một số câu hỏi do chủ thể có thẩm quyền đưa ra hoặc đặt ra đối với chủ thể làm công văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác từ phía cá nhân, tổ chức khác.

Với cơ quan quản lý nhà nước, công văn phúc đáp được xem là một trong những dạng văn bản giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.

Đặc điểm của công văn phúc đáp

Công văn phúc đáp thực chất không phải là văn bản pháp quy. Do đó, trình tự, thủ tục ban hành đối với công văn phúc đáp khá đơn giản, thuận tiện, phù hợp với những trường hợp cần thiết giải quyết các công việc cấp bách.

Công văn phúc đáp được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Cụ thể như kinh tế, xã hội, chính trị, pháp lý, . .. Vì vậy, công văn phúc đáp cũng có nhiều loại khác nhau để phù hợp với yêu cầu của từng chủ thể ban hành.

Công văn phúc đáp không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ban hành mà có thể do các chủ thể là tổ chức cá nhân ban hành nếu văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có đưa ra yêu cầu đối với trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân ký.

Trong công văn phúc đáp không có hiệu lực pháp lý nên công văn phúc đáp sẽ có hiệu lực khi các chủ thể làm xong, giải quyết được các công việc trên thực tiễn được đề cập trong công văn phúc đáp.

Công văn phúc đáp không được áp dụng đại trà mà chỉ được áp dụng đối với chủ thể thực hiện, công việc đó. Đặc biệt là trong công văn phúc đáp có nội dung hướng dẫn. Nếu có sự việc tương tự cần được giải quyết thì mỗi chủ thể có nghĩa vụ xin chỉ dẫn từ đầu.

Cách soạn thảo công văn phúc đáp

Mở đầu:

Kính gửi: [Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân dự kiến gửi công văn đến/nơi nhận công văn]

Căn cứ công văn số. .. ngày. .. /. .. /. .. của. ........ về việc gọn nội dung vấn đề theo công văn cũ.

Nội dung:

Chúng tôi xin trả lời như sau:

Ghi rõ nội dung trả lời, giải thích rõ nội dung phúc đáp để phía cơ quan, đơn vị nhận công văn phúc đáp nắm rõ và có cơ sở để giải quyết yêu cầu hoặc để trả lời lại.

Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được phải nêu lý do chính đáng (có thể là không đầy đủ các dữ kiện nhằm trả lời thoả đáng các yêu cầu đặt ra).

Kết thúc: Nhận được công văn phúc đáp, nếu nội dung trả lời không rõ thì ghi tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận công văn] có ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.

Hy vọng sau bài viết trên, bạn đọc đã nắm rõ "phúc đáp là gì" cũng như biết được phương pháp soạn thảo công văn phúc đáp.

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

 

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục