Trên thực tế giấy ủy quyền vẫn được sử dụng và cũng được công chứng như hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, quy định thế nào về giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền mà nhiều người vẫn chưa biết đến. Bài viết dưới đây, văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường sẽ chia sẻ các thông tin liên quan đến các quy định giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Mời các bạn đọc cùng đón xem nhé!
Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại 135 Bộ luật dân sự 2015. Trước tiên, phải khẳng định ủy quyền không phải là một dạng giao việc. Ủy quyền được hiểu là cá nhân, tổ chức cho phép cá nhân, tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép ủy quyền đó.
Ví dụ như: Khi thực hiện thành lập công ty mới mà người thành lập công ty lại không biết về mặt pháp hoặc không nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan thì hoàn toàn có thể ủy quyền cho các cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm đại diện thực hiện thay cho mình.
Quy định về hình thức ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền
Theo hình thức ủy quyền tại khoản 2 điều 142 của Bộ Luật dân sự năm 2005 được biết “ do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định về việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”. Hiện nay, hình thức ủy quyền còn được tìm thấy tại khoản 1 Điều 140 về thời hạn đại diện “ Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, hoặc theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật”.
Còn đối với hình thức được ủy quyền bằng văn bản, trong thực tế vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần được bàn luận là khi nào thể hiện dưới hình thức giấy ủy quyền và khi nào là hợp đồng ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền
Hình thức hợp đồng lao động được ghi nhận tại mục 12 Chương XVIII, phần thứ ba của Bộ Luật dân sự 2005 và tiếp tục được ghi nhận tại mục 13 Chương XVI, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2015.
Hợp đồng ủy quyền có đặc điểm nổi bật nhất là khi giao kết hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải có mặt hai bên cùng kí kết. Hợp đồng ủy quyền là do pháp luật quy định, tuy nhiên tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng, chứng thực cho hợp đồng ủy quyền của mình.
Giấy ủy quyền
Giấy ủy quyền được ghi nhận tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng kí xe “ Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.
Tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị Định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cũng quy định “ Chứng thực chữ lý trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”.
Sử dụng hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khi nào, ở đâu?
Việc sử dụng “Giấy ủy quyền” phải dựa trên quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP. Cụ thể “Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.
Với các quy định như trên thì việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Có thể ủy quyền về việc nhận hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền. Ủy quyền nhận hộ lượng hưu, trợ cấp, phụ cấp. Ủy quyền của thành thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Còn đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Trên đây chính là một số quy định thế nào về giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền mà văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường muốn chia sẻ tới bạn đọc. Với nhiều năm kinh nghiệm, văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất. Hiện nay, chúng tôi được rất nhiều khách hàng lựa chọn cũng như đang sử dụng nhiều dịch vụ. Mọi thông tin các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0943.55.44.66
Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com