Nên công chứng ở phòng công chứng hay văn phòng công chứng?

16/11/2020

 

Có không ít người thắc mắc nên công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng? Giá trị của các văn bản được công chứng tại những nơi này có điểm gì khác nhau không? 

Nên công chứng ở phòng công chứng hay văn phòng công chứng?

Trong công chứng, Phòng công chứng và Văn phòng công chứng là hai loại hình tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhưng trong quá trình làm việc, xin xác nhận, có nhiều người vẫn còn e ngại về giá trị của các văn bản được công chứng của hai loại hình này. Để biết được nên công chứng tại Phòng công chứng tốt hơn hay Văn phòng công chứng tốt hơn, chúng ta cùng tìm hiểu điểm giống và khác nhau của 2 loại hình này.

Nên công chứng ở phòng công chứng hay văn phòng công chứng?

Điểm giống nhau

Phòng công chứng và Văn phòng công chứng đều được quy định tại Luật công chứng năm 2014. Cả hai tổ chức này đều thực hiện: chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, các giao dịch bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật Việt Nam bắt buộc phải công chứng hoặc các cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Điểm khác nhau

1. Địa vị pháp lý

- Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

- Văn phòng công chứng là dịch vụ công thay mặt cho nhà nước chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng, giao dịch. Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng các khoản thu phí từ công chứng, thù lao công chứng hoặc các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Tên gọi

- Phòng công chứng bao gồm: “Phòng công chứng” + số thứ tự thành lập + tên tỉnh/ thành phố nơi phòng công chứng được thành lập.

- Văn phòng công chứng bao gồm: “Văn phòng công chứng” + Họ tên của trưởng văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác.

3. Nguyên tắc thành lập

- Phòng công chứng chỉ được thành lập mới với những khu vực, địa bàn chưa có điều kiện phát triển Văn phòng công chứng.

- Văn phòng công chứng được hoạt động theo quy định của Luật công chứng và Luật doanh nghiệp đối với loại hình công ty hợp danh.

4. Chủ thể thành lập

- Phòng công chứng được thành lập bởi UBND cấp tỉnh.

- Văn phòng công chứng được thành lập bởi các công chứng viên (từ 2 công chứng viên trở lên) hợp danh chủ động xin thành lập. Văn phòng công chứng không bị phụ thuộc vào UBND.

Nên công chứng ở phòng công chứng hay văn phòng công chứng?

>>> Xem thêm: Phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng như thế nào

5. Người đại diện theo pháp luật

- Phòng công chứng: Là trưởng phòng công chứng, trưởng phòng phải là công chứng viên, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Văn phòng công chứng: Là trưởng văn phòng công chứng, là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng, đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

6. Người thực hiện công chứng

- Phòng công chứng: Có thể là công chứng viên hoặc không phải công chứng viên.

- Văn phòng công chứng: Công chứng viên

7. Chuyển đổi

- Phòng công chứng nếu không cần thiết để duy trì thì Sở tư pháp sẽ lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xét duyệt.

- Văn phòng công chứng không được phép chuyển đổi thành Phòng công chứng

8. Giải thể

- Phòng công chứng nếu không có khả năng chuyển đổi thành Văn phòng công chứng thì Sở tư pháp sẽ lập đề án giải thể Phòng công chứng và trình UBND cấp tỉnh xét duyệt.

- Văn phòng công chứng tự giải thể nếu là một trong những trường hợp: tự chấm dứt hoạt động; bị thu hồi quyết định thành lập; bị hợp nhất hoặc sáp nhập.

9. Chuyển nhượng

- Phòng công chứng không được chuyển nhượng.

- Văn phòng công chứng sẽ được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác có đủ điều kiện pháp lý. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng ít nhất 02 năm.

Nên công chứng ở phòng công chứng hay văn phòng công chứng?

Nên công chứng ở đâu?

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng Phòng công chứng và Văn phòng công chứng chỉ khác nhau về tên gọi và chủ sở hữu vốn. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập, còn Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công. Hai tổ chức này đều thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch.

Quyền và nghĩa vụ của hai tổ chức này là giống nhau, giá trị pháp lý của các văn bản công chứng là như nhau.

Như vậy, khi có nhu cầu công chứng, bạn có thể thực hiện xin công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng đều được. Hãy lựa chọn địa điểm công chứng thuận tiện nhất cho việc đi lại của bạn.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã phân tích rõ những điểm giống và khác nhau của Phòng công chứng và Văn phòng công chứng cũng như giải đáp thắc mắc “ Nên công chứng ở phòng công chứng hay văn phòng công chứng?Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn có cái nhìn rõ hơn về hai tổ chức này.

Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường là một trong những Văn phòng công chứng uy tín. Chúng tôi cam kết giải quyết nhanh chóng những hợp đồng, giao dịch cần công chứng một cách nhanh chóng nhất và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các văn bản trên. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

 

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục