Hiện nay, ít ai có thể phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng. Vậy, giá trị pháp lý của văn bản công chứng tại hai nơi này có gì khác nhau hay không? Hai tổ chức này có gì giống và khác nhau? Chúng tôi sẽ đưa ra một số nội dung để có thể phân biệt rõ ràng phòng công chứng và văn phòng công chứng dưới bài viết.
Khái niệm tổ chức hành nghề công chứng
Căn cứ vào khoản 5 Điều 2 của Luật công chứng 2014 thì “tổ chức hành nghề công chứng bao gồm cả Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Căn cứ vào Điều 32 luật công chứng 2014 thì quyền của tổ chức hành nghề công chứng:
- Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy đình tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
- Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác
- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng
Sự giống nhau
Về tính chất hoạt động thì đều thực hiện việc công chứng: chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Sự khác nhau
Địa vị pháp lý
Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Phòng công chứng do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Là đơn vị sự nghiệp công lập.
Người đại diện
Văn phòng công chứng: Trưởng văn phòng là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng đã hành nghề công chứng từ 2 năm trở lên.
Phòng công chứng: Trưởng phòng công chứng là công chứng viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.
Người thực hiện công chứng
Văn phòng công chứng: bắt buộc phải là công chứng viên
Phòng công chứng: có thể là công chứng viên hoặc có thể không
Cơ chế hoạt động
Phòng công chứng: các công chức, viên chức hưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập. Trưởng phòng công chứng do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức.
Văn phòng công chứng: công ty hợp danh gồm các thành viên hợp danh, không có thành viên góp vốn. Trưởng phòng văn phòng công chứng do các thành viên hợp danh tự bầu, tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật liên quan về loại hình công ty hợp danh.
Vấn đề thành lập
Văn phòng công chứng: Do các công chứng viên thành lập được quy định tại Điều 23 Luật công chứng 2014.
Phòng công chứng: Do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy định tại Điều 20 Luật công chứng 2014.
Nên công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng?
Qua đây, có thể thấy về bản chất Phòng công chứng và Văn phòng công chứng chỉ khác nhau tên gọi và chủ sở hữu vốn. Một bên là đơn vị sự nghiệp công lập và một bên tổ chức dịch vụ công đều thực hiện việc công chứng – chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự.
Quyền và nghĩa vụ của hai tổ chức hành nghề công chứng này là giống nhau, đồng thời cách thức hoạt động liên quan đến khách hàng công chứng hoàn toàn giống nhau, giá trị pháp lý của văn bản công chứng là như nhau. Chính vì thế, công chứng tại Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng đều được, chỉ cần lựa chọn nơi nào thuận tiện hơn trong việc đi lại để thực hiện công chứng.
Văn phòng công chứng tại TP. Hồ Chí Minh uy tín
Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường sở hữu đội ngũ chuyên viên, luật sư uy tín, nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn, công chứng giấy tờ,…tuân thủ theo đúng quy trình và luật pháp Việt Nam với thời gian giải quyết giấy tờ nhanh chóng và hiệu quả nhất.
>>>Xem thêm: Văn phòng công chứng
Nếu các bạn có nhu cầu tìm đến văn phòng công chứng tại TP. Hồ Chí Minh thì các bạn hoàn toàn có thể yên tâm gửi trọn niềm tin vào các dịch vụ mà văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường cung cấp. Bởi chúng tôi luôn luôn đặt chất lượng, uy tín của khách hàng lên hàng đầu cũng như quyền lợi của khách hàng, mang tới sự trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng.
Trên đây là một số thông tin về sự phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng được chia sẻ bởi chuyên gia công chứng Nguyễn Việt Cường. Nếu còn vướng mắc cũng như cần hỗ trợ về pháp lý bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội, thẩm phán, phó chánh tòa dân sự, chánh tòa Lao động, tòa án tối cao. Ủy viên hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện tư pháp.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 09.24.24.5656
Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com