Chứng thực là gì? Tư vấn giá trị pháp lý văn bản chứng thực

19/04/2023

1. Chứng thực là gì?

Chứng thực là việc xác nhận, chứng nhận một sự việc, giấy tờ, văn bản, chữ ký cá nhân, thông tin cá nhân được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền.

Hoạt động chứng thực không đề cập đến nội dung mà chủ yếu tập trung vào hình thức có thật.

2. Các loại chứng thực hiện hành

Các hình thức chứng thực khác áp dụng theo hướng dẫn của Nghị định 23/2015/NĐ-CP là:

+ "Nhận bản sao từ sổ gốc" của cơ quan, tổ chức lưu giữ sổ gốc từ chứng thực bản sao căn cứ trên thông tin trong sổ gốc.

+ "Chứng thực bản sao từ bản chính" là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực bản sao căn cứ trên bản chính.

+ "Chứng thực chữ ký" của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng và xác nhận nội dung của chữ ký trong tài liệu hoặc giấy tờ.

+ "Chứng thực hợp đồng, giao dịch" được cơ quan có thẩm quyền công chứng và xác thực các nội dung liên quan trong hợp đồng và văn bản.

3. Giá trị pháp lý của chứng thực

 

4. Địa điểm thực hiện chứng thực

Tại Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau:

- Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

- Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.

- Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần;

Phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.

5. Chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch

Căn cứ Điều 11 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

Chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch là tiếng Việt.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch.

6. Lệ phí chứng thực

Mức thu phí chứng thực quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC như sau:

 

1

Phí chứng thực bản sao từ bản chính

2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. 

2

Phí chứng thực chữ ký

10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản

a

Chứng thực hợp đồng, giao dịch

50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

b

Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

c

Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục