Quá trình khai nhận di sản thừa kế thường liên quan đến nhiều thủ tục pháp lý mà người thừa kế cần phải nắm được các thông tin để tránh trường hợp bị ảnh hưởng về quyền lợi. Vậy công chứng khai nhận di sản thừa kế là gì? Quy trình khai nhận di sản thừa kế được diễn ra như thế nào? Phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là bao nhiêu? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Công chứng khai nhận di sản thừa kế là gì?
Khai nhận di sản thừa kế là việc xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm mở thừa kế sau khi người để lại di sản thừa kế chết.
Công chứng văn bản khi nhận di sản thừa kế được hiểu là thủ tục công chứng văn bản xác nhận những người có quyền thừa kế và những di sản mà những người đó được thừa hưởng từ người chết để lại. Những người có tên trong văn bản để lại di sản sẽ được thừa kế số tài sản đó và phải thực hiện các thủ tục công chứng để hợp pháp hoá quyền thừa kế.
2. Quy trình khai nhận di sản thừa kế
Thủ tục công chứng khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2014, Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
- Bước 1: Tùy từng trường hợp mà người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ gồm các giấy tờ cơ bản sau: Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản; Giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh quyền thừa kế; giấy chứng tử của người chết; di chúc…
- Bước 2: Khi nhận đủ giấy tờ, văn phòng công chứng sẽ thực hiện thủ tục niêm yết thừa kế 15 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân xã phường nơi có hộ khẩu thường trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trước khi chết và niêm yết tại nơi có bất động sản;
- Bước 3: Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của Uỷ ban nhân dân Phường, Công chứng viên hẹn ngày ký và soạn Văn bản khai nhận thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế;
- Bước 4: Tất cả những người thuộc diện thừa kế mang toàn bộ bản gốc giấy tờ đã nộp đến Văn phòng Công chứng và ký văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế;
- Bước 5: Nộp lệ phí, làm thủ tục đóng dấu vào văn bản khai nhận thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
3. Mức phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC quy định mức thu phí công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được tính trên giá trị di sản. Cụ thể theo bảng sau:
Lưu ý: Chi phí trên chưa bao gồm thù lao soạn thảo
Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về Phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Ngoài ra nếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường để chúng tôi tư vấn cụ thể cách thức giải quyết.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 09.24.24.5656
Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com