Ngày nay khi nhắc đến ủy quyền chắc chắc nhiều người không cảm thấy xa lạ. Nhưng để hiểu hết ý nghĩa của nó thì nhiều người vẫn còn hạn chế. Vậy, dưới bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ thêm về kinh nghiệm khi sử dụng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định khác của pháp luật.
Xem thêm>>Văn phòng công chứng đường Láng
1. Phạm vi ủy quyền là gì? Phạm vi ủy quyền được thể hiện rõ ràng trong nội dung ủy quyền, nó là giới hạn mà người được ủy quyền hành động để đem lại quyền và nghĩa vụ cho bên ủy quyền. Giới hạn này có thể được xác định bởi yếu tố số lượng công việc hoặc tính chất công việc, thời gian thực hiện.
2. Ủy quyền là gì? Quy định về ủy quyền? Ủy quyền là việc cá nhân, hay pháp nhân cho phép các cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền của mình một cách hợp pháp để quyết định, thực hiện hành động pháp lý nào đó liên quan đến quyền lợi của các bên hoặc lợi ích của người ủy quyền.
3. Hình thức ủy quyền? Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, có thể bàng văn bản, lời nói hoặc hành vi, trừ trường hợp pháp luật quy định về việc ủy quyền phải lập bằng văn bản. Để đảm bảo ủy quyền đúng quy định của pháp luật, thể hiện đầy đủ nội dung ủy quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời làm căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh thì ủy quyền nên được xác lập bằng văn bản.
4. Những trường hợp nào không được ủy quyền? a. Đăn ký kết hôn; b. Ly hôn; c. Đăng ký nhận cha mẹ, nhận con; d. Công chứng di chúc của bản thân; e. Không được ủy quyền cho người có quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền cùng vụ việc.
5. Ủy quyền lại là gì? Giới hạn cho phép ủy quyền lại. Trong hợp đồng ủy quyền ban đầu, nếu bên ủy quyền cho phép bên nhận ủy quyền được ủy quyền lại cho người thứ 3. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
6. Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền có khác nhau?
a) Hợp đồng ủy quyền:
- Yêu cầu có sự tham gia ký kết của hai bên (ủy quyền và bên nhận ủy quyền).
- Lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng ủy quyền, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể nhận thù lao theo thỏa thuận (nếu có).
b) Giấy ủy quyền:
- Bên ủy quyền không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền, đây gọi là ủy quyền đơn phương.
- Lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện công việc ghi trong giấy ủy quyền.
7. Thời hạn ủy quyền: Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định;
- Nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm kể từ ngày được xác lập việc ủy quyền
8. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền:
- Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng ủy quyền hết hạn;
- Công việc ủy quyền đã hoàn thành;
- Bên ủy quyền, Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại điều 588 của Bộ luật này;
- Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Công chứng ngoài trụ sở, tại nhà riêng miễn phí
Xem thêm tất tần tật về ủy quyền
Những điều lưu ý về hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền quản lý tài sản
Hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất
Không thực hiện hợp đồng ủy quyền, hậu quả pháp lý
Chủ thể của hợp đồng ủy quyền theo quy đinh của pháp luật
Có phải công chứng hợp đồng ủy quyền không?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Ủy quyền đại diện theo pháp luật
Ủy quyền viết tay có giá trị không?
Ủy quyền xử lý tài sản thế chấp
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 09.24.24.5656
Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com