Thụ lý vụ án là một giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong đó bao gồm việc thụ lý đơn, hồ sơ khởi kiện. Để phân biệt thụ lý đơn và thụ lý hồ sơ, mời bạn đọc cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường tham khảo nội dung bài viết nhé.
Đơn khởi kiện
Nội dung đơn khởi kiện gồm:
Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thống nhất địa chỉ để Toà án liên lạc thì ghi rõ địa chỉ cụ thể;
Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm hại.
Chứng cứ được lấy từ các nguồn sau đây:
Tài liệu đọc được, sờ được, ngửi được, dữ liệu điện tử;
Vật chứng;
Lời khai của đương sự;
Lời khai của người làm chứng;
Kết luận giám định;
Biên bản ghi kết quả giám định tại chỗ;
Kết quả kiểm kê tài sản, thẩm định giá tài sản;
Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có thẩm quyền lập;
Văn bản công chứng, chứng thực;
Các nguồn khác do pháp luật có quy định.
Thụ lý đơn khởi kiện
Quy trình thụ lý đơn
Toà án thông qua bộ phận tiếp nhận đơn phải thụ lý đơn khởi kiện của người khởi kiện nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua hệ thống bưu chính và phải ghi vào sổ tiếp nhận đơn. Trường hợp Toà án nhận đơn khởi kiện được gửi theo phương thức gửi trực tiếp thì Toà án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tuyến, Toà án có trách nhiệm gửi ngay giấy xác nhận đã nhận đơn tới người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn thông qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Toà án phải gửi thông báo nhận đơn tới người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện theo phương thức gửi trực tiếp thì Toà án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện trên Trang thông tin điện tử của Toà án (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các kết luận sau đây:
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
Chuyển đơn khởi kiện tới Toà án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án mình;
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Kết quả giải quyết đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo tới người khởi kiện trên Trang thông tin điện tử của Toà án (nếu có).
Thụ lý hồ sơ
Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp không đáp ứng đầy đủ căn cứ để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp thêm tài liệu, chứng cứ.
Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đúng tài liệu, chứng cứ như Toà án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Toà án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do đương sự đã giao nộp và Toà án đã xử lý theo quy định.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 09.24.24.5656
Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com