Thủ tục công chứng giấy ủy quyền [Mới nhất năm 2023]

22/11/2023

Công chứng giấy uỷ quyền là thuật ngữ thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày và là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Vậy đây là thủ tục gì? Thực hiện thủ tục này như thế nào? Cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Giấy ủy quyền là gì?

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào đặt ra quy định cụ thể về khái niệm của giấy ủy quyền. Bộ luật Dân sự 2015 chỉ đề cập đến hợp đồng ủy quyền mà không đi vào chi tiết về giấy ủy quyền. Các văn bản khác thường sử dụng thuật ngữ"văn bản ủy quyền"mà không chỉ ra rõ là giấy hay hợp đồng ủy quyền.

Tuy nhiên, trong hệ thống văn bản pháp luật tại Việt Nam, chưa có văn bản nào nhắc đến giấy ủy quyền. Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 nêu rõ: 


"Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền."

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, giấy uỷ quyền là hành vi pháp lý được thực hiện theo ý chí của một bên, để tiến hành các công việc đơn giản như nộp hồ sơ cấp Sổ Đỏ hoặc nộp phạt vi phạm hành chính:

"Xe của đồng sở hữu khi bán, cho, tặng phải có đủ chữ ký hoặc giấy ủy quyền bán thay của các chủ sở hữu."

Như vậy, có thể nhận thấy rằng giấy uỷ quyền là một công cụ pháp lý linh hoạt và rất cần thiết trong các giao dịch hàng ngày.

2. Thủ tục công chứng giấy ủy quyền thực hiện thế nào?

Việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP gồm:

- Nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp không được ủy quyền;

- Nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

- Nhờ trông nom nhà cửa;

- Vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội của các thành viên trong hộ gia đình.

Ngoài những trường hợp nêu trên thì sẽ không thục hiện chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền mà phải thực hiện thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Trường hợp thực hiện chứng thực chữ ký thì bên ủy quyền cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

- Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn hạn

- Giấy tờ về quan hệ hôn nhân nếu bên ủy quyền là hai vợ chồng, người đã ly hôn

- Giấy tờ về nội dung ủy quyền: Sổ hưu, trợ cấp, phụ cấp

Ngoài những giấy tờ trên thì bên ủy quyền cũng phải chuẩn bị giấy tờ tùy thân cùng hộ khẩu của bên nhận ủy quyền.

Đối với nơi chứng thực chữ ky giấy ủy quyền thì tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về nơi chứng thực chữ ký cụ thể như sau:

- Phòng Tư pháp cấp huyện

- Ủy ban nhân dân cấp xã

- Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

- Công chứng viên của Phòng/Văn phòng công chứng

Lưu ý: Có thể thực hiện chứng thực chữ ký giấy ủy quyền tại bất cứ địa phương nào không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu nếu nội dung ủy quyền liên quan đến động sản.

Mức phí khi thực hiện chứng thực chữ ký giấy ủy quyền là:

- Tại Phòng Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng/Văn phòng công chứng: 10.000 đồng/trường hợp.

- Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản.

Lưu ý: Phí chưa bao gồm thù lao soạn thảo

Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về công chứng giấy uỷ quyền. Ngoài ra nếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Văn phòng công chứng Nguyễn Viẹt Cường để chúng tôi tư vấn cụ thể cách thức giải quyết.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục