Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật quy định ra sao?

24/11/2023

Quy định về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế cụ thể như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Di sản thừa kế là tài sản được để lại và trong một số trường hợp, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Điều này cần được xem xét và áp dụng theo đúng quy định pháp luật. Vậy thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế thực hiện như thế nào? Hãy cùng văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Từ chối nhận di sản được thừa kế là gì?

Theo BLDS 2015, di sản là tài sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác mà người nhận di sản nhận được theo quy định pháp luật. Từ chối nhận di sản được thừa kế là việc cá nhân hoặc tổ chức được quyền hưởng di sản thừa kế thông qua di chúc hoặc theo quy định pháp luật, nhưng họ không muốn nhận di sản đó và thể hiện ý chí từ chối.

2. Ai được từ chối nhận di sản thừa kế?

Theo khoản 1 Điều 620 BLDS 2015, người được quyền từ chối hưởng tài sản thừa kế là người được hưởng di sản. Trong trường hợp hưởng di sản theo di chúc, người hưởng di sản là người được ghi nhận trong di chúc.

Trong trường hợp hưởng di sản theo pháp luật, người hưởng di sản là người thuộc hàng thừa kế và những trường hợp khác theo quy định theo pháp luật.

3. Trình tự thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người từ chối hưởng di sản lập hồ sơ và nộp tại tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng), hoặc chứng thực ở UBND cấp xã.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ:

+ Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và giải thích quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc từ chối. Đồng thời sẽ kiểm tra dự thảo (nếu có) hoặc soạn dự thảo văn bản từ chối. Sau khi đọc lại dự thảo, người yêu cầu công chứng sẽ được hướng dẫn ký vào từng trang của văn bản;

+ Người từ chối nhận di sản ký trước mặt người thực hiện chứng thực, nếu văn bản từ chối có từ hai trang trở lên thì phải ký vào từng trang. Trường hợp người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng.

+ Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và thông báo bổ sung giấy tờ theo quy định.

Trong trường hợp yêu cầu từ chối không thể thực hiện được, Công chứng viên sẽ trả lại hồ sơ và giải thích rõ lý do.

Bước 3: Ký văn bản từ chối di sản và trả kết quả

+ Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ) ghi lời chứng theo mẫu quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì người tiếp nhận hồ sơ ký vào từng trang của văn bản từ chối và ký vào dưới lời chứng theo mẫu quy định.

+ Người thực hiện chứng thực ký vào từng trang của văn bản từ chối (nếu hồ sơ không được tiếp nhận qua bộ phận một cửa, một cửa liên thông), ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

+ Đối với văn bản từ chối có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản từ chối nhận di sản.

Trường hợp văn bản từ chối nhận di sản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Sau khi đã ký, đóng dấu vào văn bản từ chối, người yêu cầu công chứng phải trả phí, thù lao công chứng theo quy định và nhận lại văn bản từ chối di sản thừa kế đã được công chứng.

4. Phí công chứng công chứng văn bản từ chối nhận di sản 

Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC). 

*Lưu ý: Phí công chứng chưa bao gồm thù lao soạn thảo. 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Ngoài ra nếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường để chúng tôi tư vấn cụ thể cách thức giải quyết.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục