Văn phòng công chứng có từ khi nào?

21/04/2022

Hiện nay, nền kinh tế thị trường phát triển nhanh và mạnh mẽ kéo theo nhu cầu giao dịch, trao đổi không ngừng tăng, công chứng thực sự là công cụ pháp lý gần gũi trực tiếp, giúp bảo đảm an toàn pháp lý cho các cá nhân, tổ chức. Vậy Văn phòng công chứng có từ khi nào? Đặc điểm hoạt động ra sao? Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp câu hỏi này nhé.

Văn phòng công chứng có từ khi nào?

Mặc dù, nước ta có hoạt động công chứng xuất hiện tương đối sớm, từ thời kỳ thuộc pháp cho đến nay. Nhưng văn phòng công chứng chỉ thực sự xuất hiện sau khi Luật Công chứng năm 2006 có hiệu lực pháp luật.

Luật công chứng 2006 là luật đầu tiên quy định về hoạt động công chứng ở nước ta gồm 8 chương 67 điều với các nội dung về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch; lưu trữ hồ sơ, phí công chứng, thù lao công chứng, xử lý vi phạm, khiếu nại, giải quyết tranh chấp.

Điểm mới của luật công chứng 2006 so với các nghị định trước đây:

  •  Luật chỉ quy định các vấn đề công chứng, không quy định đến các vấn đề liên quan đến chứng thực. Việc tách biệt công chứng với chứng thực như vậy vừa đáp ứng được yêu cầu về cải cách hành chính, vừa tạo điều kiện để chuyển tổ chức công chứng sang chế độ dịch vụ công.
  •  Các quy định về các tổ chức hành nghề công chứng và chế định công chứng viên. Theo đó công chứng viên không nhất thiết là công chứng Nhà nước. Chính điều này đã thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới các tổ chức hành nghề công chứng theo hướng xã hội hóa và dịch vụ. Về lâu dài, hình thức văn phòng công chứng sẽ phổ biến, nhất là khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển.
  •  Kể từ thời điểm có hiệu lực của Luật công chứng việc chứng thực của các tổ chức, cá nhân cũng có sự thay đổi căn bản cụ thể là: các hợp đồng, giao dịch kinh tế, dân sự, thương mại… sẽ được chứng thực tại phòng công chứng; các bản soa từ bản chính các loại giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và chứng thực chữ ký của người dịch trong các bản dịch sẽ được chứng thực tại Phòng tư pháp cấp huyện. Các loại giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt như: giấy khai sinh, học bạ, … sẽ được chứng thực tại UBND cấp xã, phường.

Sự ra đời của Luật Công chứng 2006, với chủ trương chuyển giao, sắp xếp lại thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền công chứng. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay, là bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực công chứng. Luật Công chứng là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý các giao dịch dân sự và thúc đẩy chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.

Những đặc điểm của văn phòng công chứng

Về chủ thể thực hiện hoạt động công chứng: Theo quy định của pháp luật công chứng hiện nay, hoạt động công chứng được diễn bởi hai loại chủ thể:

  • Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 2 Luật Công chứng 2014.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước nước ngoài theo quy định tại Điều 78 Luật Công chứng.

Về đối tượng: Hoạt động công chứng được thực hiện với các đối tượng bao gồm: hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản; bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Về nội dung: Nội dung của hoạt động công chứng là chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Về phạm vi: Luật Công chứng không quy định cụ thể phạm vi những hợp đồng giao dịch, bản dịch nào bắt buộc phải thực hiện việc công chứng nhưng tại các luật chuyên ngành khác có liên quan, chúng ta có thể liệt kê một số loại hợp đồng, giao dịch sau thuộc diện phải công chứng: hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014); hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013);….

Về chức năng: Hoạt động công chứng được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân tổ chức liên quan. cụ thể Khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định:“ Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Văn phòng công chứng Nguyễn Trãi

Trên đây, văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường đã trả lời câu hỏi: Văn phòng công chứng có từ khi nào? Đặc điểm hoạt động ra sao? Nếu bạn đọc còn vướng thắc mắc hay chưa rõ cần được hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ đến tổng đài Hotline: 09.24.24.5656 để được giải đáp nhanh chóng.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục