Những nguyên nhân nào khiến các doanh nghiệp phá sản?

08/09/2022

Khi bắt đầu kinh doanh, mọi chủ đầu tư luôn kỳ vọng rằng doanh nghiệp của họ sẽ phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến thất bại của không ít công ty, tập đoàn. Bài viết này sẽ tổng hợp 9 nguyên nhân khiến doanh nghiệp phá sản và cung cấp các giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cộng tác viên công chứng là ai?

1. Lỗ hổng trong quản lý

Quản lý hoặc quản trị đều đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển của mọi doanh nghiệp. Theo một quan điểm,"Tất cả các hoạt động xã hội hoặc lao động tập thể trên quy mô lớn đều cần sự chỉ đạo để điều hòa các hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung [...] Một người chơi piano tự do tự tay điều khiển, nhưng một dàn nhạc cần có người chỉ huy".

Cụ thể, vai trò của người quản lý bao gồm việc thiết lập mục tiêu và phương hướng; tổ chức thực hiện thông qua việc lãnh đạo, phân công nhiệm vụ, ủy quyền, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời để hoàn thành mục tiêu đã được đề ra.

Nếu quản lý không hiệu quả, hệ thống sẽ không hoạt động trơn tru và sự thất bại của doanh nghiệp là kết quả tất yếu. Vì vậy, để thành công trong công tác quản lý, các nhà quản trị cần liên tục cải thiện tư duy, kỹ năng lãnh đạo, kiến thức chuyên môn và phẩm chất cá nhân.

2. Nguồn nhân lực chưa đủ mạnh

Nhân sự là trụ cột quan trọng, là động lực thúc đẩy phát triển và chìa khóa dẫn đến thành công cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có được đội ngũ nhân lực có trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng và sự sáng tạo cao, thì hiệu suất làm việc sẽ luôn được đảm bảo. Ngược lại, nếu nhân sự mỏng hoặc chưa vững về chuyên môn, chắc chắn sẽ không thể hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

Vì vậy, để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần thiết lập quy trình tuyển dụng kỹ lưỡng, đầu tư vào đào tạo toàn diện và chiêu mộ cũng như giữ chân tài năng. Điều này giúp doanh nghiệp có được một đội ngũ nhân sự vững mạnh và ổn định để phục vụ cho mục tiêu phát triển của mình.

>>> Xem thêm: Tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh tại TP. HCM

3. Không lập kế hoạch kinh doanh 

Việc lập kế hoạch kinh doanh là một hoạt động cực kỳ quan trọng và cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Kế hoạch kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp xác định rõ các mục tiêu, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nội lực của mình mà còn tạo ra các phương hướng kinh doanh và chiến lược để thực hiện các mục tiêu đó.

Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ đã gặp phải sự thất bại khi khởi nghiệp vì có những thiếu sót căn bản trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch phải được xây dựng dựa trên những thông tin chính xác ở thời điểm hiện tại và cũng phải có sự dự tính cho tương lai. Các thành phần chính cần có trong bản kế hoạch kinh doanh bao gồm: mục tiêu, phân tích thị trường, nguồn lực tài chính, phân tích dòng tiền, dự toán doanh thu và chi phí,...

4. Không chuẩn bị đủ vốn

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thất bại của doanh nghiệp là sự thiếu hụt vốn hoạt động. Những người mới bắt đầu kinh doanh thường không hiểu rõ về quy luật của tiền bạc; họ quá lạc quan khi dự trù vốn khởi nghiệp, hoặc đặt ra mục tiêu doanh thu quá cao.

Nguồn vốn cần thiết để hoạt động kinh doanh cần phải được xác định rõ ràng bởi chủ doanh nghiệp. Ngân sách kinh doanh không chỉ bao gồm chi phí thành lập công ty mà còn bao gồm chi phí trong quá trình hoạt động. Đồng thời, chủ đầu tư cũng cần tính toán và xem xét thời gian có thể thu hồi vốn. Tóm lại, nguồn vốn cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể trang trải tất cả các chi phí cho đến khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận.

5. Mở rộng phát triển quá nhanh

Nhiều doanh nhân hay lẫn lộn sự thành công hơn vận tốc phát triển kinh doanh. Đã có nhiều người thất bại khi kinh doanh vì công ty tăng trưởng một cách nhanh chóng. Họ chưa chuẩn bị đầy đủ về nhân sự, vốn phục vụ quá trình phát triển. Khi ấy, doanh nghiệp sẽ không thể mở rộng thêm số lượng khách hàng. Đồng thời nhân sự cũng chịu áp lực với số lượng việc làm rất lớn.

Tập trung phát triển tăng trưởng chậm nhưng bền vững là giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp "trẻ". Khi đã có dữ liệu thị trường cùng luồng tiền tệ lưu hành đều đặn, bạn đã có thể đưa dự đoán chuẩn xác đối với sự phát triển cho doanh nghiệp.

6. Sai lầm khi xác định thị trường mục tiêu

Nhiều doanh nghiệp đã được thành lập với những ý tưởng độc đáo và sáng tạo, nhưng lại không phù hợp hoặc không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy, khách hàng rất ngần ngại khi thử những sản phẩm mới từ một công ty chưa có uy tín hoặc danh tiếng.

Vì vậy, nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn quá mới lạ và chưa từng có trước đây, bạn có thể"làm quen"với khách hàng bằng cách tiến hành các chương trình thăm dò thị trường và sau đó điều chỉnh lại sản phẩm để phù hợp với những người dùng. Điều này giúp tạo ra sự tin cậy và thu hút sự quan tâm từ phía khách hàng.

7. Chọn sai đối tác 

Khi doanh nghiệp được thành lập, việc làm việc với các nhà cung cấp và đơn vị hỗ trợ là rất quan trọng để phát triển. Sai lầm khi"chọn mặt gửi vàng"có thể dẫn đến thất bại kinh doanh.

Ví dụ, trong khâu vận chuyển, nếu bạn hợp tác với một đơn vị có giá dịch vụ cao nhưng chất lượng không ổn định. Việc làm việc cùng đối tác như vậy không chỉ làm cho túi tiền của bạn ngày càng cạn kiệt mà còn giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

8. Chưa biết cách quảng bá thương hiệu 

Đã hết rồi cái thời kỳ "hữu xạ tự nhiên hương". Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp dù mới mẻ, độc đáo tuy nhiên sẽ khó lòng thu hút được thị trường tiềm năng khi không có các chiến dịch quảng cáo. Chưa hết, các đối thủ ở bên cạnh cũng đang không ngừng đầu tư các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo. Doanh nghiệp sẽ không thể nào tạo ra những ưu thế vượt trội mà không có kế hoạch marketing hiệu quả và chuyên nghiệp.

Trong thời buổi internet bao phủ rộng lớn như ngày nay, doanh nghiệp cũng nên đa dạng các phương thức quảng cáo. Bên cạch các phương thức truyền thống như báo chí giấy, kênh truyền hình, radio, . .. thì doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện thông qua website, mạng xã hội, . .. nhằm tăng cường mức độ tiếp cận thị trường.

9. Chi tiêu chưa hợp lý

Điều này thường xảy ra với các công ty start-up. Những người mới khởi nghiệp luôn muốn dốc vốn để đầu tư vào tiếp thị, công nghệ, sản phẩm… Với mong muốn doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, có chỗ đứng vững vàng. 

Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi chi tiêu phải phù hợp với ngân sách. Nếu không tính toán cẩn thận sẽ dễ dẫn đến thâm hụt ngân sách quá mức cần thiết và không còn đủ kinh phí cho các hoạt động trong tương lai.

Trên đây là 9 nguyên nhân làm doanh nghiệp phá sản. Hy vọng bạn đọc sẽ chắt lọc và rút ra cho mình những bài học hữu ích. 

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

 

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục