Cụm từ cộng tác viên đã quá quen thuộc trong thị trường lao động trong những năm gần đây. Đây là vị trí được rất nhiều người lựa chọn khi muốn học hỏi thêm những kỹ năng hoặc muốn tăng thêm thu nhập. Vậy cộng tác viên là gì? Những quy định về loại hợp đồng này được thực hiện như thế nào? Trong bài viết này Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường sẽ giúp quý khách hàng có câu trả lời chính xác nhất.
Cộng tác viên là gì?
Cộng tác viên bao gồm những cá nhân, người làm việc tự do hợp tác với một doanh nghiệp, một tổ chức hoặc một cá nhân khác, được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này giao một công việc hoặc một số công việc nhất định. Đây là một công việc không quá gò bó, mang tính chủ động cao. Ngoài ra, đối với một số loại hợp đồng, cộng tác viên không cần phải đến công ty và làm việc theo quy chuẩn như những nhân viên chính thức.
>>> Xem thêm: Cộng tác viên công chứng
Hợp đồng cộng tác viên có những loại nào?
Pháp luật hiện hành về lao động hiện nay không có quy định cụ thể thế nào là hợp đồng cộng tác viên. Tuy nhiên dựa theo các quy định khác của Luật lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan mà hợp đồng cộng tác viên có thể được xem là hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ.
Nếu hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động
Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Nếu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên dưới hình thức cộng tác viên, trong đó nhân viên chịu sự ràng buộc nhất định theo nội quy, quy chế làm việc của đơn vị tuyển dụng như: (Nội quy lao động, điều lệ công ty, thời gian làm việc trong một ngày, thời gian nghỉ lễ…), thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
Lúc này, hợp đồng cộng tác viên sẽ được coi là hợp đồng lao động và sẽ tuân theo các quy tắc cũng như được hưởng các quyền lợi theo quy định của Bộ luật lao động như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
>>> Xem thêm: môi giới công chứng
Nếu hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ
Theo điều 513 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Nếu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên vào làm việc theo dự án, chương trình, trong đó nhân viên được tuyển dụng không bị ràng buộc bởi các nội quy, quy chế của đơn vị; thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao được trả theo công việc được giao, tạm ứng và thanh toán khi hoàn thành công việc.
Lúc này, bản chất của hợp đồng cộng tác viên được coi là hợp đồng dịch vụ và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Do hợp đồng cộng tác viên trong trường hợp này là hợp đồng dịch vụ nên không thể áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như hợp đồng lao động.
Cách soạn mẫu hợp đồng cộng tác viên
Tùy vào nhu cầu của người nhận công tác viên và thỏa thuận của các bên cũng như loại hợp đồng để có thể soạn một mẫu hợp đồng cộng tác viên phù hợp với các bên, một hợp đồng để được xem là hợp pháp cần phải có đủ các yếu tố như:
- Họ tên, thông tin cụ thể của người nhận cộng tác viên
- Họ tên, thông tin của của công tác viên
- Các điều khoản thỏa thuận của các bên về lợi nhuận, tiền hoa hồng, tiền công, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên,…
- Chữ ký của các bên.
>>> Xem thêm: Công chứng giấy tờ
Với những chia sẻ về: Công tác viên là gì? Hy vọng rằng bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cộng tác viên hoặc những quy định về loại hợp đồng này. Vui lòng liên hệ trực tiếp tới Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường qua số Hotline: 09.24.24.5656 để được giải đáp kịp thời.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 09.24.24.5656
Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com