Trường hợp công chứng viên bị đình chỉ công tác?

09/07/2022

Ngành nghề công chứng không còn xa lạ với đời sống xã hội hiện nay khi mà các giao dịch, các giấy tờ trong quá trình giao dịch dân sự, mua bán,...đều cần phải công chứng. Ngành nghề công chứng được quy định rõ tại Luật công chứng 2014. Vậy trong trường hợp nào công chứng viên bị đình chỉ công tác? Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường xin gửi đến bạn đọc các quy định pháp luật về công chứng viên.

Khái quát về bản chất hoạt động công chứng?

Công chứng là hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ có tính pháp lý

Khoản Điều 2, Luật công chứng 2014 quy định: "Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tỉnh xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), sự chính xác, hợp pháp, không vi phạm đạo đức xã hội của việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.". Đây là khái niệm mới nhất về công chứng.

Qua khái niệm trên, chủ thể của công chứng được xác định là công chứng viên. Việc xác định chủ thể của công chứng không những có ý nghĩa lý luận sâu sắc mà đồng thời nó cũng phản ánh quan điểm của các nhà lập pháp trong từng thời kỳ như bản chất của công chứng viên, địa vị pháp lý của công chứng viên hay mô hình tổ chức công chứng.

Để trở thành một công chứng viên phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Khoản 2 Điều 2 Luật công chúng 2014 quy định: "Công chứng viên là người có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng". Ứng viên muốn trở thành công chứng viên phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Công chứng viên bị đình chỉ công tác trong những trường hợp nào?

Chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của giao dịch dân sự

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công chứng viên khi hành nghề đó là đảm bảo tính xác thực, hợp pháp cho các hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản. Khái niệm công chứng nêu ra tại Điều 2 Luật công chứng 2014 đã nêu "Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản". Đối tượng của tính xác thực và hợp pháp mà công chứng hướng tới ở đây là hợp đồng, giao dịch.

Xác thực về người yêu cầu công chứng chính là yêu cầu cơ bản nhất, tác động trực tiếp vào tính xác thực tổng thể của hoạt động công chứng. Có thể đánh giá, xác định về người yêu cầu công chứng là một yếu tố quyết định tới hiệu lực của văn bản công chứng, chỉ cần xác định sai về người yêu cầu công chứng thì văn bản công chứng sẽ trở nên vô giá trị toàn bộ. Khoản 3 – Điều 2 Luật công chứng 2014 nêu ra khái niệm về người yêu cầu công chứng

Chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch

Như vậy, về mặt pháp lý, công chứng viên phải xác định được giấy tờ, văn bản, bản dịch do khách hàng xuất trình là hợp lệ và đủ điều kiện được công chứng. Tuy nhiên, việc xác định được những nội dung trên tương đối khó và phức tạp, trên thực tế cần có nhiều kinh nghiệm và kiến thức của từng công chứng viên.

Sau khi đã kiểm tra giấy tờ, văn bản cần dịch, công chứng viên giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức để dịch. Người phiên dịch sẽ dịch lại chính xác, đầy đủ nội dung của văn bản, giấy tờ trên. Tính chính xác của bản dịch được công chứng viên chứng nhận căn cứ trên nội dung của bản dịch đã được phiên dịch viên đồng ý dịch, công chứng viên phải kiểm tra, rà soát nội dung của bản phiên dịch đó, công chứng viên xem xét nội dung được phiên dịch có phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hay không? thông tin có phù hợp với quy định pháp luật hay không? Việc kiểm tra nội dung của bản dịch là rất quan trọng.

Công chứng viên bị đình chỉ công tác trong những trường hợp nào?

Đối với các hành vi vi phạm pháp luật của công chứng viên quy định tại Điều 14 Luật công chứng 2014 quy định sẽ phải tạm đình chỉ hành nghề công chứng. Cụ thể chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề của công chứng viên đối với các trường hợp vi phạm là Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề. Sở tư pháp sẽ ra quyết định tạm đình chỉ khi có các trường hợp vi phạm:

Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự: trách nhiệm hình sự mà công chứng viên bị truy cứu không chỉ là những hành vi liên quan đến ngành nghề công chứng mà là toàn bộ những hành vi phạm tội của công chứng viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính: trong thời gian hành nghề công chứng viên, nếu công chứng viên có các hành vi vi phạm pháp luật đã bị xử phạt vi phạm hành chính, có quyết định xử lý vi phạm hành chính thì sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng.

Về thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng: Sở tư pháp ra quyết định tạm đình chỉ với thời hạn tối đa là 12 tháng.

Trên đây là những nội dung tư vấn của Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường đối với những trường hợp mà công chứng viên bị đình chỉ công tác. 

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục