Nguồn gốc là gì? Nguồn gốc của pháp luật có từ khi nào?

22/08/2022

Chúng ta đều biết rằng pháp luật có vai trò to lớn trong sự tồn tại và phát triển của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nhưng liệu bạn đã biết pháp luật được hình thành ở đâu hay hình thành từ khi nào? Nguồn gốc của pháp luật là như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên, mời bạn đọc theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

Nguồn gốc là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, nguồn gốc là danh từ mang ý nghĩa "nơi từ đó phát sinh ra". Trong đời sống hằng ngày cũng như trong quá trình học tập, nghiên cứu, chúng ta luôn có sự quan tâm nhất định tới nguồn gốc của sự vật được đề cập tới. Chẳng hạn như: nguồn gốc của thiên nhiên, nguồn gốc của con người, nguồn gốc của động vật,..

Biết được nguồn gốc, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn đối với nguồn gốc, bản chất của mỗi sự vật, hiện tượng.

Nguồn gốc của pháp luật?

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật ra đời đồng thời với sự ra đời của nhà nước. Cho nên nguyên nhân và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân và điều kiện đưa đến sự ra đời của pháp luật.

Về điều kiện kinh tế: pháp luật chỉ ra đời khi trong xã hội đã hình thành nền kinh tế sản xuất và lưu thông (nền kinh tế hàng hoá) nhằm thay thế cho nền kinh tế tự nhiên và hình thành chủ nghĩa tư bản nhằm thay thế cho xã hội nguyên thuỷ.

Về điều kiện xã hội: pháp luật chỉ ra đời khi trong xã hội có sự phân phân chia giai cấp. Phân hoá con người thành kẻ giàu, người nghèo, thành người tự do và người nô lệ, thành quý tộc và bình dân, thành người lao động và người bị áp bức. Tức là các giai cấp, tầng lớp, lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội trái ngược nhau, đối lập và đấu tranh với nhau; chưa có sự tích luỹ của cải và tập trung quyền lực vào trong tay một số ít người, một lực lượng xã hội nào đó.

Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là sản phẩm của sự chuyển biến xã hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp.

Trong xã hội nguyên thuỷ không có Nhà nước thì cũng không có pháp luật. Để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi ấy người ta dựa vào tập quán, đạo đức, tín ngưỡng tôn giáo... Là những công cụ điều chỉnh biểu hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân trong xã hội nên được mọi người chấp nhận và tự nguyện tuân theo.

Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo. .. không còn tác dụng hoặc không thể tiếp tục quản lý xã hội được nữa. Vì ý chí các giai cấp trong xã hội không còn đồng nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự cách biệt rõ rệt, thậm chí đối nghịch với nhau. Trong điều kiện như vậy, nhằm có thể giữ vững xã hội trong tình trạng "trật tự", vừa bảo đảm được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống tri đã thông qua Nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.

Pháp luật hình thành theo hai con đường chủ yếu:

Nhà nước thừa nhận các tập quán sẵn có trong xã hội và nâng chúng lên thành các quy phạm có tính bắt buộc thi hành;

Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm.

Pháp luật ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội có giai cấp, nó là kết quả của sự phát triển xã hội vừa mang tính chất tự nhiên (sinh ra do nhu cầu tất yếu của xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định) vừa mang tính chất chủ quan (tuỳ thuộc ý chí Nhà nước của giai cấp, lực lượng thống trị).

Hy vọng bài viết trên đã giúp độc giả nắm rõ hơn nguồn gốc của pháp luật.

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục