Phí công chứng là khoản chi phí bắt buộc mà người yêu cầu công chứng các giấy tờ, hợp đồng phải trả cho đơn vị công chứng theo quy định. Hiện nay có nhiều loại hình công chứng với mức phí là khác nhau. Việc nắm bắt mức phí của từng loại hình công chứng giúp các thủ tục công chứng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây, văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này.
Phí công chứng được hình thành như thế nào?
Theo điều 56 của Luật Công chứng 2006 hoặc tại điều 66 của Luật công chứng 2014 có quy định về phí công chứng đối với người yêu công chứng. Về mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý công chứng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 91/2008/TTLT-BTP-BTC ngày 17/10/2008. Do Bộ Tư Pháp và Bộ Tài Chính hướng dẫn về mức nộp quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực quy định. Ngoài phí công chứng thì người yêu cầu công chứng cần phải nộp cả thù lao công chứng theo điều 57 trong Luật công chứng 2006.
>>>>>>>>>Xem thêm: Biểu phí công chứng mới nhất năm 2021
Những quy định pháp luật liên quan đến mức thu phí công chứng
Đối tượng áp dụng
Về mức thu phí, lệ phí của thủ tục công chứng được quy định tại điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng, phí chứng thực áp dụng với phòng công chứng và văn phòng công chứng. Mức thu phí theo quy định tại Thông tư đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Những cá nhân và tổ chức nước ngoài thì cần quy đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ theo tỷ giá của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí.
Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch theo giá trị tài sản hoặc hợp đồng giao dịch
Thứ nhất: mức thu phí đối với công chứng hợp đồng, giao dịch dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
- Với công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
- Còn công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất. Được tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất.
- Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác sẽ được tính trên giá trị tài sản của hợp đồng.
- Đối với văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản thì phí công chứng được tính trên giá trị di sản của văn bản thỏa thuận hoặc khai nhận.
- Về hợp đồng vay tiền thì mức thu phí công chứng được tính trên giá trị của khoản vay.
- Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản. Mức phí được tính trên giá trị tài sản. Nếu trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay. Với các hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh thì phí công chứng tính trên giá trị hợp đồng.
Cụ thể: Với giá trị hợp đồng, giao dịch hoặc tài sản từ 100 trở nên thì phí công chứng là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Thứ hai: Mức thu phí đối với công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản. Được tính dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch hay chính là tổng số tiền thuê. Cụ thể: Nếu giá trị tài sản hoặc giá tị hợp đồng, giao dịch từ 50 đến 100 triệu đồng là 80 nghìn đồng.
Thứ ba: Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được tính dựa trên giá trị của tài sản. Cụ thể: giá trị tài sản từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng là 300 nghìn đồng.
Thứ 4: Các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch. Nếu giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng. Giá trị tính phí công chứng được tính bằng tích diện tích đất (tài sản) trong hợp đồng, giao dịch với giá đất (giá tài sản) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Mức phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị của tài sản hoặc hợp đồng, giao dịch
Được tính theo loại hình công việc mà công chứng viên cần làm. Với những hợp đồng, giao dịch có tính chất phức tạp và mất nhiều thời gian thì mức phí cao hơn. Công chứng hợp đồng bảo lãnh thì mức thu phí là 100 nghìn đồng còn công chứng văn bản từ chối nhận di sản là 20 nghìn đồng trên 1 trường hợp.
Mức phí lưu giữ di chúc hay cấp bản sao công chứng
- Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.
- Mức thu phí công chứng cấp bản sao văn bản công chứng: 5 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 3 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
Ở trên là những nội dung về mức phí công chứng tại các văn phòng công chứng, phòng công chứng. Các tổ chức hành nghề công chứng cần phải công khai mức phí công chứng và thù lao tại trụ sở.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 09.24.24.5656
Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com