Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? Theo dõi bài viết sau, văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường sẽ giải đáp chi tiết.
Các hình thức di chúc theo pháp luật Việt Nam
Hình thức của di chúc là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Pháp luật quy định có hai hình thức của di chúc đó là hình thức văn bản, hình thức miệng.
Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết tay và ký vào bản di chúc. (Điều 655 Bộ luật dân sự 2005)
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Điều 656 Bộ luật dân sự 2005)
Di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc bằng văn bản có chứng thực: Trường hợp người lập di chúc có yêu cầu công chứng hoặc chứng thực di chúc, thì phải tuyên bố ý chí của mình trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực ghi lại nội dung di chúc, sau đó công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực xác nhận tình trạng năng lực chủ thể của người lập di chúc và ký tên, đóng dấu vào bản di chúc.
Di chúc miệng
Trong trường hợp tính mạng bị đe doạ nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được thì có thể lập di chúc miệng.
Di chúc miệng cũng là di chúc hợp pháp nếu đúng là do người để lại di sản tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.
Sau ba tháng kể từ ngày lập di chúc miệng, nếu người lập di chúc còn sống và minh mẫn, thì coi như di chúc miệng đó bị huỷ bỏ.
Di chúc hợp pháp theo pháp luật Việt Nam
Điều kiện di chúc hợp pháp
Di chúc hợp pháp là do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẵn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.
Di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu do người từ đủ mười sáu tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẵn, được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.
Di chúc do công dân Việt Nam lập ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài, nếu có nội dung không trái với pháp luật của Việt Nam, cũng được coi là di chúc hợp pháp.
Nội dung của di chúc hợp pháp
Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
Ngày, tháng, năm lập di chúc;
Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
Di sản để lại và nơi có di sản.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.
Di chúc có hiệu lực trong bao lâu
Tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật dân sự khẳng định: “Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Đồng thời, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào. Ngoài ra, nếu trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Trong đó, thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được quy định như sau:
Thời hiệu yêu cầu chia di sản là bất động sản: 30 năm, động sản: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Thời hiệu để yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Di chúc viết được cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân chứng thực
Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản di chúc.
Người lập di chúc có thể tự viết hoặc nhờ người khác viết bản di chúc, nhưng người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Trong trường hợp người lập di chúc không đọc bản di chúc được, không ký hoặc điểm chỉ được, thì phải nhờ người chứng kiến. Người chứng kiến đọc bản di chúc cho người lập di chúc nghe và ký vào bản di chúc trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Người có trách nhiệm của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc, người chứng kiến.
>>> Xem ngay: Văn phòng công chứng Tây Sơn
Hy vọng với những thông tin về Di chúc theo pháp luật Việt Nam sẽ giúp bạn có thêm thông tin cần thiết. Nếu bạn đọc có vấn đề còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ ngay với Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ kịp thời.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 09.24.24.5656
Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com