Công chứng và chứng thực có sự khác biệt ở chỗ nào?

03/10/2022

Trong thực tế, nhiều người hiện nay thường nhầm lẫn giữa chứng thực và công chứng. Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường sẽ chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về việc sử dụng chứng thực và công chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt khi nào cần sử dụng chứng thực và khi nào cần sử dụng công chứng. Hãy theo dõi để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.

Chứng thực và công chứng khác nhau chỗ nào?

1. Công chứng, chứng thực là gì?

Để hiểu sự khác biệt giữa chứng thực và công chứng, trước hết chúng ta cần tìm hiểu định nghĩa của cả hai khái niệm.

Theo Luật Công chứng, công chứng là việc một công chứng viên từ tổ chức hành nghề công chứng xác nhận tính hợp pháp và xác thực của một giao dịch dân sự hoặc một hợp đồng bằng văn bản.

Công chứng viên cam kết tính hợp pháp và tính xác thực của các bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại, đồng thời đảm bảo rằng giao dịch không vi phạm đạo đức xã hội.

Trong khi đó, hiện tại vẫn chưa có một quy chuẩn cụ thể về khái niệm"chứng thực". Tuy nhiên, có thể hiểu rằng chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cam kết tính hợp lệ, tính xác thực và tính pháp lý của các giao dịch dân sự. Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ, việc chứng thực bản sao từ bản gốc được coi là việc cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền xác nhận rằng bản sao này giống với bản gốc.

Chứng thực giao dịch và hợp đồng là việc cơ quan có thẩm quyền cam kết về thông tin liên quan đến điểm giao kết hợp đồnđg, thời gian, năng lực hành vi dân sự của các bên, ý muốn tự nguyện và chỉ duocj chỉ ra khi đã được ký kết.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền

2. Phân biệt giữa công chứng và chứng thực?

Chứng thực và công chứng khác nhau chỗ nào?

Về thẩm quyền

Công chứng: Phòng công chứng do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; Văn phòng công chứng thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh.

Chứng thực: Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; Phòng Tư pháp cấp quận, huyện; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan khác có chức năng lãnh sự theo ủy quyền của Việt nam ở nước ngoài. Công chứng viên.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh nhất tại TP. HCM

Về giá trị pháp lý

Chứng thực và công chứng khác nhau chỗ nào?

3. Khi nào nên chứng thực, công chứng?

Ngoài việc công chứng, chứng thực khác nhau chỗ nào thì chúng tôi còn giúp các bạn đọc có thêm thông tin về lựa chọn khi nào nên công chứng, chứng thực.

Theo quy định bắt buộc của pháp luật

Khi thực hiện một số hợp đồng liên quan về nhà ở như hợp đồng mua bán, thế chấp, góp vốn, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở và các hợp đồng liên quan về quyền sử dụng đất như hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, góp vồn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp ; các mẫu văn bản pháp luật và di chúc hoặc văn bản xác nhận quan hệ hôn nhân vợ chồng. ... phải thông qua thủ tục công chứng, chứng thực mới có hiệu lực về phương diện pháp lý. Nếu không thực hiện được việc công chứng, chứng thực tất cả các văn bản trên đều bị xem là vô hiệu

Là chứng cứ khi xảy ra tranh chấp

Tranh chấp về hợp đồng liên quan đến dân sự, kinh tế, thương mại hiện nay đang gặp phải sự tăng lên đột biến. Các bên tranh chấp đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chứng cứ có giá trị để chứng minh cho mình. Trong trường hợp này, việc công chứng, chứng thực các giao dịch và hợp đồng về dân sự, kinh tế, thương mại sẽ giúp các bên trong hợp đồng giải quyết nhanh chóng những tranh chấp và hạn chế thiệt hại xảy ra.

Công việc công chứng, chứng thực có giá trị là một công cụ pháp lý hữu ích để người dân có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và đảm bảo các giao dịch về dân sự và tài sản. Việc này không chỉ giúp người dân trong việc xác minh thông tin mà còn tạo nên tính minh bạch và tin cậy trong các giao dịch.

Qua những thông tin trên đây, Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường đã giúp các bạn phân biệt công chứng, chứng thực khác nhau chỗ nào? Và giúp bạn đọc có thêm cái nhìn khái quát nhất và đưa ra được sự lựa chọn hợp lý khi có hợp đồng, giao dịch cần được công chứng, chứng thực.

>>> Xem thêm: Công chứng là gì? Tại sao cần công chứng     

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục