Sự khác nhau giữa kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự

03/10/2022

Quyền kháng cáo và kháng nghị được đề xuất bởi người tham gia tố tụng để yêu cầu Toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Điểm khác biệt giữa hai quyền này là gì? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về sự khác nhau giữa kháng cáo và kháng nghị. Hãy cùng tìm hiểu!

>>> Có thể bạn quan tâm: Văn phòng công chứng uy tín tại TP. HCM

1. Khái niệm kháng cáo và kháng nghị 

Kháng cáo, kháng nghị đều là những quyền tố tụng cơ bản, được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hành chính và Bộ luật tố tụng hình sự.

Trong đó

- Hành vi kháng cáo là khi phải tố tụng sau khi đã có phán quyết từ Tòa án sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với quyết định của Tòa án sơ thẩm, họ có quyền bị động chống lại và yêu cầu tòa án cấp trên xét xử lại theo trình tự phúc thẩm.

- Còn hành vi kháng nghị là của người có thẩm quyền, họ bắt buộc phải diễn đạt việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án nhằm mục tiêu bảo đảm cho việc xét xử được chính xác và công bằng, cũng như để sửa chữa những sai sót trong bản án và quyết định của Tòa án.

2. Phân biệt kháng cáo và kháng nghị


Tiêu chí

Kháng cáo

Kháng nghị

Hình thức

Kháng cáo lên tòa phúc thẩm

Có 3 hình thức kháng nghị: phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Chủ thể thực hiện

Tố tụng dân sự: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.

Tố tụng hành chính: Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự.

Tố tụng hình sự:

- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ. 

- Người bào chữa của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ. 

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. 

- Người được Tòa án tuyên không có tội. 

 

- Kháng nghị phúc thẩm: Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp

- Kháng nghị giám đốc thẩm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng viện kiểm sát quân sự trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

- Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

 


Nội dung

Thực hiện bằng đơn kháng cáo với các nội dung:

- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

- Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;

- Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Thực hiện bằng quyết định kháng nghị với các nội dung:

- Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;

- Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;

- Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;

- Lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;

- Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị.

 


Phạm vi

 

- Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật

- Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

- Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

- Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

- Về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

- Áp dụng trong thủ tục phúc thẩm

 

 

- Trường hợp kháng nghị Giám đốc thẩm:

+ Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

- Trường hợp Tái thẩm:

+ Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

+ Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

+ Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

+ Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

 


Thời hạn

 

- Kháng cáo bản án sơ thẩm: 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

- Kháng cáo quyết định sơ thẩm: 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

 

 

- Phúc thẩm:

+ Kháng nghị bản án của Tòa án cấp sơ thẩm: đối với Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án.

+ Kháng nghị quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm: đối với Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

- Giám đốc thẩm:

+ Kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

+ Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

+ Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự.

– Tái thẩm:

+ Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

+ Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được khái niệm cũng như cách phân biệt kháng cáo và kháng nghị

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

 

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục