Công chứng các hợp đồng và văn bản theo quy định hiện hành

13/06/2022

Các hợp đồng và văn bản bắt buộc phải được công chứng theo quy định của các văn bản luật chuyên ngành. Thông thường, những giao dịch liên quan tới bất động sản, quyền sở hữu, thừa kế đều cần phải được công chứng. Vậy, quy định về công chứng cho các hợp đồng và văn bản là gì? Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích nhất cho bạn. Hãy cùng theo dõi nhé.

Quy định về công chứng đối với các hợp đồng và văn bản

Quy định về công chứng đối với các hợp đồng

Các hợp đồng được quy định là có chứng thực của công chứng thì hợp đồng mới hợp pháp về hình thức. Ví dụ như: Điều 450 quy định về hợp đồng mua bán nhà ở. Điều 463 quy định về hợp đồng trao đổi tài sản. Điều 492 quy định về hợp đồng thuê nhà ở. Điều 343 quy định về hình thức hợp đồng thế chấp tài sản. Điều 362 quy định về hình thức hợp đồng bảo lãnh…

Quy định về công chứng đối với các hợp đồng và văn bản

Theo Luật Đất đai lại quy định là có chứng thực của công chứng nhà nước thì hợp đồng đó mới hợp pháp về hình thức. Ví dụ: Điều 126 quy định về hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất. Điều 127 quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Điều 128 quy định về hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất. Điều 130 quy định về đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất. Điều 131 quy định về đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất…

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng uy tín số 1 

Quy định về công chứng đối với văn bản

Quy định về trường hợp văn bản chính có công chứng, chứng thực thì văn bản đó mới được công nhận là hợp pháp. Ví dụ: Điều 650 quy định về di chúc bằng văn bản có công chứng chứng thực thì di chúc bằng văn bản đó mới hợp pháp…

>>> Có thể bạn quan tâm: Công chứng hợp đồng ủy quyền

Theo Luật Tố Tụng hành chính và luật khác có quy định bản sao văn bản có công chứng chứng thực hợp pháp thì được công nhận. Ví dụ tại khoản 1 Điều 83 BLTTDS có quy định như sau: “Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ, nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng chứng thực hợp pháp…”. Hoặc là trong Điều 76 Luật Tố tụng hành chính có quy định là: “Các tài liệu đọc được, được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp…”

Quy định về công chứng đối với các hợp đồng và văn bản

Theo quy định của pháp luật về công chứng đối với các hợp đồng bằng văn bản mà Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường đã trình bày ở trên, thì có thể thấy rằng có hai loại công chứng đối với hợp đồng được lập thành văn bản. Cụ thể như là:

Loại thứ nhất: Công chứng đối với hợp đồng dân sự không liên quan đến quyền sử dụng đất được quy định trong BLDS thì pháp luật chỉ quy định chung là có công chứng, chứng thực như hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 450 BLDS) hoặc hợp đồng trao đổi tài sản ( Điều 492).

Loại thứ hai: Công chứng đối với các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất đai cá nhân hộ gia đình, tổ chức… Loại này pháp luật lại quy định là công chứng nhà nước chứng thực chứ không phải công chứng chung chung. Ví dụ hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất (Điều 126 Luật Đất đai), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Điều 127 Luật Đất đai) và một số hợp đồng khác quy định trong Luật Đất đai.

Pháp luật quy định hai loại công chứng như vậy chính là xuất phát từ tính chất của hợp đồng và yêu cầu quản lý của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng. Quy định như vậy cũng là để cá nhân, tổ chức, cơ quan biết được để khi giao kết hợp đồng thực hiện cho đúng với quy định của pháp luật đồng thời để cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng làm căn cứ để xác định hợp đồng có vô hiệu về hình thức hợp đồng hay không?

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ làm sổ đỏ

Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

- Hợp đồng mua bán nhà ở

- Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản

- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

- Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá

- Hợp đồng đổi nhà ở

- Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Hợp đồng thế chấp nhà ở.

- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Hợp đồng thế chấp tài sản.

- Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Trên đây là những thông tin hữu ích quy định về công chứng đối với các hợp đồng và văn bản mà Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục