Ủy quyền là gì?

08/06/2022

Cuộc sống ngày càng phát triển, chúng ta càng thêm bận rộn.Vì thế không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian để thực hiện mọi công việc mà phải ủy quyền cho người khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm ủy quyền là gì? và những vấn đề liên quan xoay quanh khái niệm này. Trong bài viết này Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Việt Cường sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn.

Ủy quyền là gì?

Ủy quyền được quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện theo ủy quyền như sau:

  • Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện".
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Hình thức và nội dung ủy quyền

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng ủy quyền

Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi, trừ trường hợp pháp luật quy định về việc ủy quền phải lập thành văn bản. Để hoạt động ủy quyền đảm bảo đúng quy định pháp luật, thể hiện đầy đủ nội dung ủy quyền, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời làm căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh thì ủy quyền nên được xác lập bằng văn bản: giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.

Cá nhân, pháp nhân thực hiện nội dung theo ý chí của mình, nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản gồm:

  • Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
  • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
  • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
  • Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Thời hạn ủy quyền

Căn cứ theo Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 thì “Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ

Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:

  • Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
  • Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
  • Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Thủ tục công chứng giấy ủy quyền 

Theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng 2014, quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền. Để đảm bảo giá trị pháp lý, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền cần phải được công chứng. Khi yêu cầu công chứng giấy ủy quyền, các bên cần phải cung cấp các loại giấy tờ sau:

  • Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội - Công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp về thân nhân, nơi ở của vợ, chồng hoặc của người được ủy quyền đại diện nếu ủy quyền (bản chính và bản sao).
  • Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và giấy đăng ký kết hôn;

Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:

  • Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);
  • Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
  • Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
  • Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch.
  • Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao);

>>>>> Xem ngay: Văn phòng công chứng gần nhất TP. HCM

Trên đây là nội dung ủy quyền là gì? Nếu bạn đọc có vấn đề còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ ngay vào Hotline: 09.24.24.5656 hoặc tới trực tiếp văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường để được giải đáp kịp thời. 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục