Có những rủi ro nào bạn cần biết từ việc công chứng ủy quyền?

Hiện nay việc công chứng ủy quyền đang được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên đây là một hành động vừa đúng luật cũng vừa sai luật. Tuy chúng được diễn ra hàng ngày nhưng mang đến rất nhiều rủi ro. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để bạn có thêm nhiều kiến thức hơn và có những hành động tích cực hơn để bảo vệ chính mình khỏi những rủi ro có thể xảy ra nhé!

Thực trạng sử dụng dịch vụ công chứng ủy quyền

Hiện nay trên thị trường tất cả các hoạt động như chuyển nhượng bất động sản, đặc biệt là mua chung cư, bán xe ô tô… đều có thể tiến hành công chứng ủy quyền. 

Lý do dẫn đến việc công chứng ủy quyền ngày càng nhiều?

Hiện nay các hoạt động công chứng ủy quyền diễn ra thường xuyên là vì những lý do chính sau đây:

Đối với thủ tục mua bán nhà mặt đất, chung cư: Các loại giấy tờ không đầy đủ thường xảy ra đối với nhà chung cư điều này là do sau quá trình xây dựng và bàn giao cho người mua nhưng chủ đầu tư lại chưa thể quyết toán và cũng chưa hoàn thành công trình cho nên không thể tiến hành làm thủ tục để cơ quan nhà nước cấp giấy tờ sở hữu nhà hay còn gọi là sổ hồng.

Theo như quy định thì thời gian người mua chung cư từ lúc nhận bàn giao nhà cho đến khi nhận được sổ hồng ít nhất là trong vòng 1 đến 3 năm. Và trong thời gian chờ đợi nhận sổ hồng nếu chủ sở hữu căn hộ muốn chuyển nhượng hay bán lại cho người khác thì không thể làm gì hơn là phải tiến hành công chứng ủy quyền. Với người mua cẩn thận thì làm thêm 2 loại văn bản nữa là: hợp đồng hứa mua hứa bán và lập văn bản di chúc đề phòng trường hợp người bán chết đột ngột.

Vậy có một câu hỏi ở đây là tại sao người bán và người mua lúc này không làm thủ tục sang tên tại chủ đầu tư và hợp đồng mua bán công chứng? Thế nhưng nhà nước ta quy định rằng riêng đối với các chung cư mà chủ đầu tư đã bàn giao thì không được làm thủ tục để sang tên nữa.

Lý do chủ sở hữu chung cư và người mua phải làm công chứng ủy quyền là do các quy định của nước ta đã hạn chế việc làm thủ tục sang tên cho các thủ tục không kịp để gối đầu giải quyết. Điều này dẫn đến người dân phải chấp nhận làm thủ tục công chứng ủy quyền dù chúng mang đến rất nhiều rủi ro.

>>>Xem thêm:  văn phòng công chứng

Đối với mua bán ô tô: Lý do người dân thực hiện công chứng ủy quyền trong trường hợp này đó là do mức thu lệ phí bạ đối việc chuyển nhượng từ lần thứ 2 trở đi là rất cao. 

Do đó, đa số người dân lựa chọn phương án công chứng ủy quyền: nội dung ủy quyền có thể là: quản lý, sử dụng tài sản, định đoạt tài sản, mua bán, tặng, cho… và ủy quyền này là phù hợp với pháp luật. Tuy luật pháp nước ta có quy định rằng người mua bán và chuyển nhượng hay tặng tài sản có đăng quý quyền sở hữu thì cần phải làm thủ tục sang tên tuy nhiên vì mức thu phí cao nên người dân sẽ chọn cách lách luật này bằng việc ủy quyền.

 

Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là người dân tìm mọi cách để không phải đóng lệ phí trước bạ mà vẫn sử dụng được xe để đi. Lý do là xe được đăng ký sẽ được phép lưu hành xong việc chứng minh đây có phải là xe chuyển nhượng hay được tặng thì rất khó. Do đó người dân vẫn quyết định lách luật. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro gầm. Vậy những rủi ro đó là gì?

Những hạn chế của việc công chứng ủy quyền và những rủi ro bạn có thể gánh chịu?

Như đã nói ở trên công chứng ủy quyền vừa đúng luật lại vừa sai luật điều này sẽ mang đến rất nhiều rủi ro trong đó có thể kể đến như:

Đối với các hoạt động chuyển nhượng bất động sản: Trong trường hợp nếu như bất động sản đó bị chuyển nhượng nhiều lần thì nhà nước không thu được thuế. Chưa kể những người ủy quyền lần sau sẽ lại tìm đến người đầu tiên để công chứng ủy quyền do có thỏa thuận từ trước.

Trường hợp với xe ô tô: Không thu được hoặc ít thu được lệ phí trước bạ đối với đại đa số trường hợp chuyển nhượng xe từ lần 2 trở đi. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý và mất rất nhiều công sức khi truy tìm người đang sử dụng xe hiện tại nếu xảy ra tai nạn hay có các vấn đề liên quan đến vi phạm pháp luật.

Những rủi ro với người mua:

  • Nếu người ủy quyền gian trá sẽ thay đổi cam kết khi làm thủ tục chính thức sẽ thường vòi vĩnh thêm tiền.
  • Khi người ủy quyền thay đổi thông tin hay chỗ ở muốn hoàn tất thủ tục sang tên sẽ rất khó khăn.
  • Trường hợp các công ty thì có thể rơi vào các trường hợp lừa đảo hay bị mua bán, sáp nhập hoặc thậm chí là giải thể và phá sản.

Công chứng ủy quyền là hoạt động phổ biến hiện nay tuy nhiên bạn cần phải thận trọng và nếu có thể tránh được thì không nên thực hiện. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có ích cho bạn

Tin liên quanTin liên quan

Thủ tục công chứng khácThủ tục công chứng khác