A. GIẤY TỜ CÁC BÊN CẦN CUNG CẤP:
Thủ tục công chứng hợp đồng Thế chấp/Cầm cố/Bảo lãnh
*Trong trường hợp hai vợ chồng là bên thế chấp/cầm cố/bảo lãnh, các giấy tờ cần phải cung cấp bao gồm:
1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
2. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (cả vợ và chồng).
3. Sổ Hộ khẩu (cả vợ và chồng).
4. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (Đăng ký kết hôn).
*Trong trường hợp một người là bên thế chấp/cầm cố/bảo lãnh, các giấy tờ cần phải cung cấp gồm:
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Nếu ly hôn thì kèm theo bản án hoặc quyết định thuận tình ly hôn của tòa án), Nếu một bên vợ hoặc chồng đã qua đời thì kèm theo giấy chứng tử.
2. Trường hợp có các giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia, bản án phân chia tài sản) Thì không cần giấy xác nhận hôn nhân.
3. Hợp đồng uỷ quyền bán (Nếu có).
*Trong trường hợp một hoặc các bên là pháp nhân, yêu cầu các giấy tờ sau:
1. Giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
2. Quyết định thành lập pháp nhân/Đăng ký kinh doanh.
3. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy tờ uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền.
4. Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp luật
B. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG CHỨNG
Quy trình công chứng giấy tờ như sau:
Bước 1: Đầu tiên, các giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn sẽ được người yêu cầu công chứng tập hợp đầy đủ và nộp tại Công chứng viên. Bản photo và bản gốc cần được mang đi để đối chiếu. Hồ sơ photo có thể được nộp trực tiếp, gửi qua Fax, Email hoặc yêu cầu nhận hồ sơ và tư vấn tại nhà (có phí).
Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, Công chứng viên tiếp nhận sẽ kiểm tra các điều kiện công chứng. Nếu thấy đủ điều kiện, hồ sơ sẽ được tiếp nhận; nếu thiếu sót, người yêu cầu sẽ được yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận theo quy định của Luật.
Bước 3: Bước tiếp theo là bộ phận nghiệp vụ diễn ra soạn thảo hợp đồng giao dịch trong khoảng 30-45 phút. Hợp đồng sau khi soạn thảo xong sẽ được chuyển sang Công chứng viên để thẩm định nội dung và kỹ thuật, sau đó chuyển cho các bên liên quan để xem xét lại.
Bước 4: Sau khi các bên đã xem xét kỹ và không có yêu cầu chỉnh sửa gì, họ sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng theo hướng dẫn. Sau đó Công chứng viên mới ký vào và chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu trữ hồ sơ và trả lại cho người yêu cầu.
Bước 5: Người yêu cầu hoặc một trong các bên liên quan nộp lệ phí công chứng tại quầy thu ngân và nhận lại các bản công chứng đã hoàn thành.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện tư pháp.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 09.24.24.5656
Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com