Thừa kế theo pháp luật và những điều lưu ý?

Thừa kế theo pháp luật à một chủ đề quan trọng và phức tạp, đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân. Điều này không chỉ liên quan đến việc truyền nhận tài sản mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định và công bằng trong xã hội. Trong bối cảnh pháp luật dân sự ngày càng phát triển và thay đổi, việc hiểu rõ về thừa kế là không thể phớt lờ.

1. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật được quy định trong trường hợp dưới đây:

- Không có di chúc: Đây là trường hợp theo quy định của pháp luật thì người để lại di sản có tư cách chủ thể thực hiện quyền lập di chúc còn người thừa kế lại không có quyền lập di chúc, do vậy không có di chúc.

- Di chúc không hợp lệ: Người để lại di sản có để lại di chúc nhưng di chúc đã vi phạm các điều kiện có hiệu lực của di chúc mà pháp luật quy định. Trường hợp này di chúc bị coi là vô hiệu nên di sản được chia theo pháp luật.

- Những người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết trùng thời điểm với người lập di chúc hoặc cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp này, di chúc sẽ bị coi là vô hiệu và di sản được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu chỉ có một trong số ít những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết trùng thời điểm với người để lại di sản (là cá nhân) hoặc một trong các cơ quan, tổ chức không còn hoạt động vào thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ phần di sản liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ vô hiệu và được chia thừa kế theo pháp luật.

- Trường hợp người được lựa chọn trở thành người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, cũng phải chú ý có trường hợp người thừa kế chuyển quyền thừa kế của mình cho người nhận (thực ra là người thừa kế cho người nhận phần di sản mà đáng lẽ họ được hưởng) thì cũng không coi là từ chối quyền hưởng di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được thực hiện trong các phần di sản dưới đây:

- Phần di sản không được xác định theo di chúc: Người để lại di sản có khối di sản do họ chọn chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ khối lượng di sản mà họ để lại. Đối với phần di sản không được quy định tại di chúc sẽ được chia theo pháp luật.

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có giá trị pháp luật: Nếu di chúc có một phần vô hiệu mà không liên quan với toàn bộ phần còn lại thì toàn bộ phần di sản có liên quan đến phần của di chúc vô hiệu được chia theo pháp luật còn các phần thừa kế khác được chia theo ý muốn của người lập di chúc.

- Phần di sản có liên quan với người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết trùng thời điểm với người lập di chúc hoặc liên quan với cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

2. Người thừa kế theo PL

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất

Gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại: Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại: Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại: Để có thể được hưởng thừa kế thì quan hệ nhận nuôi con nuôi phải hợp pháp theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

b) Hàng thừa kế thứ hai

Gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại và ngược lại: Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người đã sinh ra mẹ của cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại sẽ ở hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngược lại.

Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại: Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể nhưng có thể hiểu anh chị em ruột là anh chị em cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, nếu anh chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng thừa kế của anh, chị ruột và ngược lại.

c) Hàng thừa kế thứ ba

Gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Khi chia thừa kế theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về Thừa kế theo pháp luật dân sự - những điều lưu ý. Ngoài ra nếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường để chúng tôi tư vấn cụ thể cách thức giải quyết.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Việt Cường: Thạc sĩ Luật học, nguyên là Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm phán, Phó Chánh tòa Dân sự, Chánh tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Giảng viên kiêm chức đào tạo Luật sư và Thẩm phán của Học viện Tư pháp. 

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656

Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Thủ tục công chứng khácThủ tục công chứng khác